Đền Bà Chúa kho – Điểm đến của du khách mỗi dịp Tết đến Xuân về
Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng núi Kho, thuộc khu Cô Mễ, phường Vũ Ninh (thành phố Bắc Ninh). Đền được lập từ thời Lý, ban đầu vốn là ngôi miếu nhỏ, vào thời Lê, được trùng tu, mở rộng thành khu Đền lớn. Đến nay, Đền Bà Chúa Kho đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hoá cấp Quốc gia và được tỉnh Bắc Ninh công nhận là một trong 14 điểm du lịch của tỉnh.
Năm 1077, để ghi lại công ơn của Bà Chúa kho, nhân dân Cô Mễ lập đền thờ tại kho lương cũ
và sắc phong đền thờ bà là "Chủ khố linh từ".
Đền Bà Chúa kho là trung tâm sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân miền Bắc. Đền là nơi tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân địa phương vào các ngày 12 - 15 tháng Giêng, với nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Nếu có dịp, người dân Bắc Ninh thường mời bạn bè, du khách thập phương về vãn cảnh, hành hương tại Đền Bà Chúa Kho một lần.
Cổng Tam môn đền Bà Chúa kho. Trên mái đền là bức đại tự với dòng chữ Hán đắp nổi: “Chúa Kho từ”, có nghĩa là “đền Bà Chúa Kho”.
Hai trụ phía trước có câu đối viết bằng chữ Hán, ca ngợi công lao của công chúa Thanh Bình:
“Càn long tốn thuỷ lưu thắng cảnh/ Liệt nữ cao sơn hiển linh từ” (có nghĩa là: Phía Tây Bắc có mạch nguồn, phía Đông Nam có dòng nước chảy là nơi cảnh đẹp. Người nữ oanh liệt được tôn thờ ở ngôi đền linh thiêng trên đỉnh ngọn núi cao).
Khu vực Tiền tế là nơi dâng hương trước khi vào lễ ở chính điện.
Sau khu vực Tiền tế là Hậu cung 3 gian gồm: Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung,
Đệ Nhất Cung (Tam tòa Thánh Mẫu) và Cung cấm của Bà Chúa kho.
Khu vực thờ Chúa Sơn Trang.
Mâm lễ được dâng lên Ban thờ Lầu Cô, Lầu Cậu thường có oản, quả, hương hoa, gương, lược,
những đồ mã mô phỏng đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ.
Nơi ghi nhận công đức từ các du khách thập phương về lễ Đền.
Tại sân Đền, Chiếu nghỉ, nhà Đền thường bố trí các bia vàng ghi nhận công đức.
Bức tranh khảm đá được đặt ở bên phải sân Đền miêu tả về cuộc đời, công đức của Bà Chúa kho - người con gái làng Quả Cảm với nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng Quốc gia, chiêu dân, lập ấp, giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.
Nét đặc sắc trong kiến trúc đền Bà Chúa kho còn được thể hiện ở mái nhà, họa tiết hình rồng,
tượng đá rồng phục.
Ban thờ "Cửu trùng thiên" được đặt bên trái ngôi Đền và ở vị trí cao nhất trong khuôn viên Đền.
Hai bên Đền thờ được bố chí Nhà sắp lễ, tại đây nhà Đền đã chuẩn bị sẵn mâm khay, bình hoa để phục vụ khách về hành hương.
Mâm lễ xin lộc được bày biện công phu với những mẫu vàng mã chỉ có ở Đền Bà Chúa kho, ai về cửa Đền cũng đều sắm cho mình những mâm lễ tươm tất dâng lên Bà để xin một năm mới "Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an".
Phong tục nhập kho - xin lộc tại Đền Bà Chúa kho.