Giới thiệu 11 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh
(BNP) - Theo Quyết định số 2393/QĐ-UBND, UBND tỉnh vừa công nhận 11 điểm du lịch. Cổng thông tin điện tử tỉnh xin trân trọng giới thiệu về 11 điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
Nhà Thủy đình thuộc khu ngoại thành của Đền Đô - nơi thờ các vị vua triều Lý.
Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý
Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, là nơi tôn thờ các vị vua triều Lý - những người có công khai sáng Thăng Long, mở mang nền văn minh Đại Việt. Nổi bật nhất là khu di tích Đền Đô được coi là Thái Miếu nhà Lý do Lý Thái Tổ khởi dựng, là ngôi đền trung tâm của cả nước, liên tục được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng tôn tạo và mở rộng. Nằm ngoài Đền Đô, phía đông làng Đình Bảng là khu Thọ Lăng Thiên Đức gồm hệ thống các Lăng mộ vua nhà Lý. Ngoài ra, còn có Lăng thánh mẫu Phạm Thị gọi là Lăng Phát Tích, Lăng Nguyên Phi Ỷ Lan gọi là Lăng Nương Dâu.
Năm 2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định xếp hạng khu di tích Lăng và đền thờ các vị vua nhà Lý là di tích Quốc gia đặc biệt. Điều này càng khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất địa linh nhân kiệt Bắc Ninh.
Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, là nơi tôn thờ các vị vua triều Lý - những người có công khai sáng Thăng Long, mở mang nền văn minh Đại Việt. Nổi bật nhất là khu di tích Đền Đô được coi là Thái Miếu nhà Lý do Lý Thái Tổ khởi dựng, là ngôi đền trung tâm của cả nước, liên tục được các triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng tôn tạo và mở rộng. Nằm ngoài Đền Đô, phía đông làng Đình Bảng là khu Thọ Lăng Thiên Đức gồm hệ thống các Lăng mộ vua nhà Lý. Ngoài ra, còn có Lăng thánh mẫu Phạm Thị gọi là Lăng Phát Tích, Lăng Nguyên Phi Ỷ Lan gọi là Lăng Nương Dâu.
Năm 2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định xếp hạng khu di tích Lăng và đền thờ các vị vua nhà Lý là di tích Quốc gia đặc biệt. Điều này càng khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất địa linh nhân kiệt Bắc Ninh.
Tượng 10 linh thú tại Chùa Phật tích được công nhận là bảo vật Quốc gia.
Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích xưa có tên là chùa Vạn Phúc Tự, là một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý năm Thái Bình thứ 4 (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Ngôi chùa vào thời Lý hiện nay không còn nữa, hiện nay, chùa được trùng tu và mở rộng, có 7 gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, 5 gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị Tam thế Phật, 8 gian nhà tổ và 7 gian nhà thờ.
Hàng thú đá trước cửa Tam quan với 10 tượng thú bằng đá cao 10m, gồm sư tử, voi, tê giác, trâu, ngựa, mỗi loại 2 con, nằm trên bệ sen tạc bằng đá xanh trong tư thế phủ quỳ Phật pháp. Tượng 10 linh thú là một trong ba nhóm cổ vật của tỉnh Bắc Ninh được công nhận bảo vật Quốc gia đợt 6, năm 2017.
Giữa chùa là pho tượng Phật bằng đá xanh ngồi thiền định trên tòa sen, cao 1,85 m. Trên bệ và trong những cánh sen, có những hình rồng và hoa lá đặc trưng cho thời Lý. Ở chùa còn có những di vật thời Lý khác như đá ốp tường, đấu kê…trên đó chạm khắc các hình Kim Cương, Hộ Pháp, các nhạc công, vũ nữ…
Hàng năm vào ngày 4 Tết Nguyên Đán, nhân dân Phật Tích thường mở hội truyền thống để tưởng nhớ công lao các vị tiền bối đã khai sinh và tu tạo chùa. Trong những ngày xuân tưng bừng ấy, khách thập phương về đây lễ Phật, hái hoa mẫu đơn, thưởng ngoạn cảnh đẹp vùng Kinh Bắc hoặc tham dự các trò chơi như đấu vật, chơi cờ, đánh đu, hát Quan họ…
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp
Thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Chùa Bút Tháp (còn gọi chùa Ninh Phúc) là một ngôi cổ tự lâu đời, có quy mô lớn và còn khá nguyên vẹn lối kiến trúc xưa. Ngôi chùa nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc đặc sắc, phong cảnh hữu tình và sở hữu pho tượng Quan Âm nghìn tay nghìn mắt bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
Theo sách Địa chí Hà Bắc, chùa có từ đời vua Trần Thánh Tông (1258-1278). Thiền sư Huyền Quang (đỗ Trạng nguyên năm 1297) đã trụ trì ở đây. Đến thế kỷ 17, chùa được trụ trì bởi Hòa thượng Chuyết Chuyết. Năm 1644, Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (Diện Viên) đã rời bỏ cung thất, về đây tu hành.
Lễ hội chùa Bút Tháp là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 23 - 24/3 âm lịch hàng năm với các hoạt động đậm nét văn hóa truyền thống, lễ hội góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Chùa Dâu.
Chùa Dâu
Tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Chùa Dâu được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226. Những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc “Cổ Châu Pháp vân Phật bản hạnh”, có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật Việt Nam của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định “Chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam”, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/4/1962.
Ngày mùng 8/4 âm lịch hàng năm, các chùa thờ Tứ Pháp tổ chức hội với trung tâm là chùa Dâu. Đây là lễ hội được coi là cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Sử sách cho biết các vua chúa thường về đây dự lễ hội, lễ Phật, cầu đảo, thậm chí tượng Pháp Vân nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long để cầu đảo. Lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt dân gian và nhiều trò diễn xướng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đồ, tăng, ni phật tử đến cúng lễ, dâng hương, dự hội.
Ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp, một lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng bằng và Trung du Bắc Bộ. Với sự diễn lại sự tích của các vị Tứ Pháp, Man Nương, hội chùa Dâu đã biểu lộ sự sùng bái tín ngưỡng phồn thực cổ sơ của cư dân vùng lúa nước. Qua lễ hội, chúng ta thấy được nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống phản ánh đời sống tín ngưỡng đa dạng, sự sáng tạo phong phú của người xưa còn được lưu giữ đến ngày nay.
Lăng Kinh Dương Vương
Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương
Cụm di tích Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương được khởi dựng từ lâu đời bên bờ Nam sông Đuống, thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, là chốn linh thiêng bậc nhất, được xếp vào loại miếu thờ Đế vương các triều đại từ cổ xưa. Đến nay, đây vẫn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn nguyên dấu tích Thủy tổ người Việt là Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân, ông nội Vua Hùng), di tích đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Theo tài liệu, thư tịch cổ cho biết: ở làng Á Lữ, ngoài khu Lăng mộ Kinh Dương Vương nằm bên bờ sông Đuống, trong làng còn có 2 ngôi đền: đền Thượng thờ Kinh Dương Vương, đền Hạ thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Để nhớ về cội nguồn của dân tộc, hàng năm vào ngày 17 - 18 tháng Giêng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức lễ hội trang nghiêm, trọng thể cùng nhiều nghi thức và sinh hoạt văn hóa riêng có trong vùng. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách trong nước với mong muốn “Vấn tổ, tìm tông”
Cụm di tích Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương được khởi dựng từ lâu đời bên bờ Nam sông Đuống, thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, là chốn linh thiêng bậc nhất, được xếp vào loại miếu thờ Đế vương các triều đại từ cổ xưa. Đến nay, đây vẫn là nơi duy nhất ở Việt Nam còn nguyên dấu tích Thủy tổ người Việt là Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân, ông nội Vua Hùng), di tích đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993.
Theo tài liệu, thư tịch cổ cho biết: ở làng Á Lữ, ngoài khu Lăng mộ Kinh Dương Vương nằm bên bờ sông Đuống, trong làng còn có 2 ngôi đền: đền Thượng thờ Kinh Dương Vương, đền Hạ thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Để nhớ về cội nguồn của dân tộc, hàng năm vào ngày 17 - 18 tháng Giêng, chính quyền và nhân dân địa phương tổ chức lễ hội trang nghiêm, trọng thể cùng nhiều nghi thức và sinh hoạt văn hóa riêng có trong vùng. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách trong nước với mong muốn “Vấn tổ, tìm tông”
Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ
Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 trong một gia đình trí thức nghèo thuộc dòng họ Nguyễn Trãi, tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn (nay là thôn Phù Khê, xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn).
Đồng chí được kết nạp vào Đảng năm 1929 và trở thành Tổng Bí thư của Đảng vào tháng 3/1938 khi mới 26 tuổi.
Đồng chí có nhiều cống hiến xuất sắc cho Đảng và cách mạng về xây dựng phong trào, phương pháp đấu tranh cách mạng, đặc biệt với tác phẩm “Tự chỉ trích," đấu tranh bảo vệ quan điểm đúng đắn của Chủ nghĩa Mác Lênin, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng có giá trị lý luận, thực tiễn to lớn.
Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật, nơi gắn bó những năm tháng tuổi thơ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh ngày 9/7/1912 trong một gia đình trí thức nghèo thuộc dòng họ Nguyễn Trãi, tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn (nay là thôn Phù Khê, xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn).
Đồng chí được kết nạp vào Đảng năm 1929 và trở thành Tổng Bí thư của Đảng vào tháng 3/1938 khi mới 26 tuổi.
Đồng chí có nhiều cống hiến xuất sắc cho Đảng và cách mạng về xây dựng phong trào, phương pháp đấu tranh cách mạng, đặc biệt với tác phẩm “Tự chỉ trích," đấu tranh bảo vệ quan điểm đúng đắn của Chủ nghĩa Mác Lênin, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng có giá trị lý luận, thực tiễn to lớn.
Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật, nơi gắn bó những năm tháng tuổi thơ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Đền Tam Phủ
Đền Tam Phủ
Đền Tam Phủ thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình. Đây là di tích tín ngưỡng thờ Mẫu, được nhân dân địa phương dựng lên từ lâu đời trên bãi nổi Nguyệt Bàn để tôn thờ 3 vị chí tôn: Thiên Phủ, Địa Phủ, Thuỷ Phủ.
Đền Tam Phủ mang dấu ấn kiến trúc nghệ thuật hai thời Lê - Nguyễn, song giá trị nổi bật của di tích chính là đền được xây dựng trên Bãi Nguyệt Bàn - một địa điểm quân sự quan trọng trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông của quân dân thời Trần có liên quan đến Hội nghị Bình Than để bàn kế sách đánh giặc giữ nước.
Bãi Nguyệt Bàn - đền Tam Phủ được UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa ngày 16/8/2007 theo Quyết định số 1111/QĐ-UBND.
Văn Miếu Bắc Ninh - nơi lưu danh các vị khoa bảng của xứ Kinh Bắc.
Văn miếu Bắc Ninh
Văn miếu Bắc Ninh được khởi dựng từ thời Lê sơ, địa điểm xây dựng Văn miếu nằm trên vùng sơn phận Thị Cầu, là trấn sở Kinh Bắc thời Lê. Tới năm Thành Thái thứ 5 (1893), Văn miếu được chuyển về núi Phúc Sơn (nay là xã Đại Phúc), là nơi danh thắng, lại là trung tâm gần tỉnh lỵ Bắc Ninh.
Văn miếu Bắc Ninh là công trình tiêu biểu phản ánh về lịch sử khoa bảng của đất Bắc Ninh - Kinh Bắc. Đây là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Tiên hiền và lưu danh các vị khoa bảng của cả xứ Kinh Bắc. Hệ thống bia đá ở Văn miếu Bắc Ninh là những hiện vật quý cung cấp cho chúng ta nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, thể hiện quan điểm thẩm mỹ và tài năng của nhân dân Kinh Bắc thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh.
Đền thờ Lê Văn Thịnh
Theo bản thần tích lưu tại đền thờ, thái sư Lê Văn Thịnh sinh ngày 11 tháng Chạp năm Canh Dần (1050), tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình.
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông tổ chức khoa thi nho học đầu tiên ở nước ta, gọi là "Minh kinh bác học và Nho học tam trường". Tại kỳ thi này, người đỗ đầu là Lê Văn Thịnh. Ông trở thành bậc khai khoa của các nhà khoa bảng nước ta. Đỗ đầu kỳ thi, ông được vào hầu vua học, sau đó thăng chức Nội cấp sự, rồi Thị lang bộ binh vào năm Bính Thìn (1076). Ông cũng là người có công cùng Lý Thường Kiệt tổ chức cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1077 thắng lợi.
Chiến thắng quân xâm lược, ông được cử dẫn đầu phái bộ nhà Lý tranh biện với nhà Tống về chủ quyền biên giới Đại Việt. Bằng lý lẽ sắc bén, kiên quyết, đanh thép của mình, Lê Văn Thịnh buộc nhà Tống phải trả lại 6 huyện, 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng) mà họ chiếm trước đây và cho thông sứ như cũ. Với công lao to lớn đó, ông được phong thái sư, đứng đầu hàng quan lại triều Lý vào năm 1085. Lê Văn Thịnh đem hết tài năng, trí tuệ của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng, đổi mới triều đại và canh tân đất nước.
Hiện nay, đền thờ Lê Văn Thịnh nằm ngay trên triền núi Thiên Thai thuộc làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, bao gồm quần thể chùa Thiên Thư, đền Lê Văn Thịnh và miếu “ông rồng”... Đây là nơi tôn thờ, tưởng niệm sâu sắc về Trạng nguyên khai khoa - Thái sư Lê Văn Thịnh, một danh nhân tiêu biểu có công lao to lớn đối với vương triều Lý và đất nước ta.
Đền thờ Vua Bà Thủy tổ Quan họ.
Làng Diềm (Viêm Xá)
Nhắc đến làng Diềm (Viêm Xá), thành phố Bắc Ninh thì những người chơi Quan họ, yêu Quan họ trên khắp cả nước chắc hẳn không còn lạ lẫm gì bởi đây vốn được coi là mảnh đất linh thiêng, nơi có đền thờ Vua Bà - Người có công sáng tạo và truyền dạy những làn điệu Quan họ.
Tương truyền Ðức Vua Bà là công chúa con gái vua Hùng Vương tài sắc hơn người. Khi bà tới tuần cập kê, vua cha tổ chức hội tung cầu kén phò mã, song bà không ưng thuận lấy người thắng cuộc và xin được đi du xuân thưởng ngoạn. Khi vừa rời khỏi kinh thành thì có cơn phong vũ cuốn cả đoàn người giáng hạ xuống Trang Viêm ấp (làng Viêm Xá ngày nay). Thấy nơi đây sơn thủy hữu tình, bà liền lưu lại cho khai khẩn đất hoang, bờ bãi, dạy người dân cách làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, trồng mía kéo mật… Bà còn sáng tác ra các lời ca, điệu hát và truyền dạy để động viên mọi người hăng say lao động. Những làn điệu ấy được dân gian lưu truyền, phát triển được gọi là Quan họ. Sau khi bà qua đời, dân làng nhớ ơn lập đền thờ…
Hội làng Diềm diễn ra trong 3 ngày, mùng 6/2 âm lịch chính hội, thể hiện sự tôn kính và lòng nhớ ơn của dân làng đối với Đức Vua Bà - Thủy tổ Quan họ, người có công sáng tạo những làn điệu dân ca Quan họ. Theo truyền thống, dân làng Diềm tổ chức lấy nước ở giếng Ngọc (đền Cùng) làm lễ bao sai rồi mới tiến hành tế lễ. Hành trình rước xuất phát ở đền Vua Bà sang đình làng, đền Cùng rồi quay về đền Vua Bà.
Nhắc đến làng Diềm (Viêm Xá), thành phố Bắc Ninh thì những người chơi Quan họ, yêu Quan họ trên khắp cả nước chắc hẳn không còn lạ lẫm gì bởi đây vốn được coi là mảnh đất linh thiêng, nơi có đền thờ Vua Bà - Người có công sáng tạo và truyền dạy những làn điệu Quan họ.
Tương truyền Ðức Vua Bà là công chúa con gái vua Hùng Vương tài sắc hơn người. Khi bà tới tuần cập kê, vua cha tổ chức hội tung cầu kén phò mã, song bà không ưng thuận lấy người thắng cuộc và xin được đi du xuân thưởng ngoạn. Khi vừa rời khỏi kinh thành thì có cơn phong vũ cuốn cả đoàn người giáng hạ xuống Trang Viêm ấp (làng Viêm Xá ngày nay). Thấy nơi đây sơn thủy hữu tình, bà liền lưu lại cho khai khẩn đất hoang, bờ bãi, dạy người dân cách làm ruộng, trồng dâu, nuôi tằm, trồng mía kéo mật… Bà còn sáng tác ra các lời ca, điệu hát và truyền dạy để động viên mọi người hăng say lao động. Những làn điệu ấy được dân gian lưu truyền, phát triển được gọi là Quan họ. Sau khi bà qua đời, dân làng nhớ ơn lập đền thờ…
Hội làng Diềm diễn ra trong 3 ngày, mùng 6/2 âm lịch chính hội, thể hiện sự tôn kính và lòng nhớ ơn của dân làng đối với Đức Vua Bà - Thủy tổ Quan họ, người có công sáng tạo những làn điệu dân ca Quan họ. Theo truyền thống, dân làng Diềm tổ chức lấy nước ở giếng Ngọc (đền Cùng) làm lễ bao sai rồi mới tiến hành tế lễ. Hành trình rước xuất phát ở đền Vua Bà sang đình làng, đền Cùng rồi quay về đền Vua Bà.
Lối lên tòa Tam quan của Đền Bà Chúa Kho.
Đền Bà Chúa Kho
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho, thôn Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch, để tưởng niệm ngày giỗ Bà Chúa Kho.
Tương truyền Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076.
Khi Bà qua đời, nhân dân đã lập đền thờ để ghi lại công ơn của Bà. Quanh năm khách thập phương từ mọi miền đất nước về đây lễ bái rất đông, đặc biệt vào ngày hội đền để cầu tài, cầu lộc và vay tiền Bà cho cả năm làm ăn.
Nguồn:
http://bacninh.gov.vn