Tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”
(BNP) - Sáng 21/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” giai đoạn 2000 - 2018. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành Trung ương.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan phát biểu kết luận Hội nghị tại điểm cầu Bắc Ninh.
Tại điểm cầu Bắc Ninh, các đồng chí: Đào Hồng Lan, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Hữu Thành, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hạnh Chung, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo các Sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh dự.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (gọi tắt là phong trào) đã đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động thường xuyên, hàng ngày của cộng đồng dân cư, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng đối với việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, nhất là giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Qua 18 năm thực hiện phong trào, đã có nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hiệu quả được phổ biến, nghiên cứu, học tập, nhân rộng. Tính đến nay, cả nước có trên 1,2 triệu gương người tốt, việc tốt; trên 19 triệu gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; 69 nghìn làng, thôn, ấp, ban, tổ dân phố văn hóa và trên 84 nghìn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Nhiều cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước, Chính phủ khen thưởng.
Tại tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, phong trào nhận được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, qua đó hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 90,8% gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 89,6% làng, khu phố văn hóa; 75,3% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 48,3% phường đạt chuẩn văn minh đô thị; 84,5% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; trên 90% đám cưới thực hiện nếp sống văn minh; 34,3% đám tang thực hiện hỏa táng; các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở được quan tâm xây dựng, đầu tư… góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của Ban Chỉ đạo phong trào các cấp; sự vào cuộc tích cực của đội ngũ cán bộ làm công tác phong trào, nhất là các tầng lớp nhân dân đã đồng hành, tích cực tham gia thực hiện các nội dung của phong trào.
Từ những kết quả đã đạt được sau 18 năm gây dựng, phát triển phong trào, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan, công bằng việc xét tặng danh hiệu, nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa gắn với vai trò giám sát của các cộng đồng dân cư; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, ủng hộ để nâng cao đời sống văn hóa cơ sở.
Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung dành nguồn lực, thời gian nhiều hơn nữa cho phong trào ở cơ sở; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện tốt các nội dung trong phong trào; tuyên truyền những mô hình tốt, gương người tốt - việc tốt; đồng thời, thực hiện nghiêm túc bình xét các danh hiệu gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá...
Ngay sau Hội nghị, cùng với việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo tỉnh) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể hơn, việc làm thường xuyên, hiệu quả nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phong trào, góp phần đưa phong trào tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư./.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (gọi tắt là phong trào) đã đi vào cuộc sống, trở thành hoạt động thường xuyên, hàng ngày của cộng đồng dân cư, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng đối với việc giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, nhất là giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Qua 18 năm thực hiện phong trào, đã có nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hiệu quả được phổ biến, nghiên cứu, học tập, nhân rộng. Tính đến nay, cả nước có trên 1,2 triệu gương người tốt, việc tốt; trên 19 triệu gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”; 69 nghìn làng, thôn, ấp, ban, tổ dân phố văn hóa và trên 84 nghìn cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Nhiều cá nhân, tập thể đã có thành tích xuất sắc được Đảng, Nhà nước, Chính phủ khen thưởng.
Tại tỉnh Bắc Ninh, những năm qua, phong trào nhận được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, qua đó hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra. Tính đến năm 2017, toàn tỉnh có 90,8% gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 89,6% làng, khu phố văn hóa; 75,3% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 48,3% phường đạt chuẩn văn minh đô thị; 84,5% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; trên 90% đám cưới thực hiện nếp sống văn minh; 34,3% đám tang thực hiện hỏa táng; các thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở được quan tâm xây dựng, đầu tư… góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của Ban Chỉ đạo phong trào các cấp; sự vào cuộc tích cực của đội ngũ cán bộ làm công tác phong trào, nhất là các tầng lớp nhân dân đã đồng hành, tích cực tham gia thực hiện các nội dung của phong trào.
Từ những kết quả đã đạt được sau 18 năm gây dựng, phát triển phong trào, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, khách quan, công bằng việc xét tặng danh hiệu, nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa gắn với vai trò giám sát của các cộng đồng dân cư; khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, ủng hộ để nâng cao đời sống văn hóa cơ sở.
Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tập trung dành nguồn lực, thời gian nhiều hơn nữa cho phong trào ở cơ sở; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện tốt các nội dung trong phong trào; tuyên truyền những mô hình tốt, gương người tốt - việc tốt; đồng thời, thực hiện nghiêm túc bình xét các danh hiệu gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá...
Ngay sau Hội nghị, cùng với việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đào Hồng Lan yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo tỉnh) chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể hơn, việc làm thường xuyên, hiệu quả nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào từ tỉnh đến cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện phong trào, góp phần đưa phong trào tiếp tục lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư./.
Nguồn:
http://bacninh.gov.vn