Khu di tích lịch sử văn hóa Lệ Chi Viên

16/08/2024 08:15 Số lượt xem: 74

Khu di tích Lệ Chi Viên thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình là nơi thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ. Đây còn là nơi gắn liền với vụ án oan nghiệt mà đại công thần Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc vào ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm Nhâm Tuất 1442. Khu di tích được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh

Nơi đây vốn là hành cung của các triều đại phong kiến, được xây dựng từ thời Lý; đến thời

vua Trần Minh Tông xây dựng lại thành cung Ly Trang; sang thời hậu Lê được tu bổ thành

cung Yên Hà và sau đổi tên thành Lệ Chi Viên.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, có giai đoạn di tích bị hoang phế hoàn toàn.

Năm 2006, Đền Lệ Chi Viên được xây dựng để thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

và Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ.

Trong khuôn viên rộng 1.000 m2, các công trình được bố trí hài hòa gồm: Hồ bán nguyệt, nhà tiền tế, nhà hậu cung.

Kiến trúc của Đền Lệ Chi Viên theo kiểu nhà chữ Đinh, đặc trưng nhà truyền thống của Việt Nam.

Bên trong hậu cung bài trí các đồ thờ tự tôn nghiêm, hoành phi, câu đối và là nơi đặt

tượng thờ Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ.

Trong khu vực tiền tế, ở chính giữa, phía trên treo bức hoành phi Đẩu Khuê Quang, hai bên các cột

có đôi câu đối nội dung ca ngợi về tấm lòng sáng như sao Khuê của Nguyễn Trãi và thanh danh

trong sạch của Nguyễn Thị Lộ.

Phía trước của đền thờ là bia đá hoa cương nặng hàng chục tấn, khắc tác phẩm “Đại cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi.

Phía bên phải của đền thờ là tượng Anh dùng dân tộc Nguyễn Trãi và Lễ nghi học sỹ Nguyễn Thị Lộ.

Còn bên trái, sâu trong vườn vải là Đài Giọt lệ. Theo ông Nguyễn Xuân Thảo, người có công tìm kiếm một viên đá hoa cương rất đẹp, vừa giống như một giọt lệ lại như một trái tim. Hình giọt lệ như là thể hiện sự xót thương của nhân dân ta đối với Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ và cũng là trái tim đỏ rực của anh hùng sao khuê chiếu sáng.

Bia đá ghi tiểu sử của Nguyễn Trãi.

 

Bia đá ghi tiểu sử của bà Nguyễn Thị Lộ. 

Đài Lệ Chi Viên ngay trước cổng Khu di tích.

 

 

 

 

Cổng TTĐT tỉnh Bắc Ninh