Đền thờ Lý Thường Kiệt - nơi minh chứng cho lịch sử hào hùng
Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong) được khởi công xây dựng từ năm 2017, nằm ở phía Nam, giáp đê sông Cầu lịch sử - nơi gắn liền với chiến thắng lừng lẫy trên sông Như Nguyệt. Với ý nghĩa lịch sử và các giá trị văn hóa, kiến trúc, Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Cổng chính dẫn vào Đền được thiết kế gồm 4 cột trụ đá, được trạm khắc tinh xảo.
Cầu đá dẫn vào Cổng Tam quan được gọi là “Cầu Kiều”.
Cổng Tam quan của Đền thờ Lý Thường Kiệt.
Bức bình phong đá được khắc Bài thơ “Nam quốc sơn hà”, như một lời tuyên ngôn,
khẳng định chủ quyền của dân tộc.
Tượng đài Thái úy Lý Thường Kiệt trong sân Đền được đúc bằng đồng, cao 9 mét,
có trọng lượng 16 tấn.
Đền chính được xây dựng gồm 07 gian tiền, 05 gian hậu với kiến trúc đặc trưng của thời Lý.
Chiếu rồng đá được đặt trước cửa Đền chính có ý nghĩa tâm linh sâu sắc, vừa thể hiện sức mạnh, quyền lực, vừa giúp xua đuổi tà ma…
Gian thờ Thái úy Lý Thường Kiệt bên trong Đền chính.
Một góc Đền chính với thiết kế mái cong nhẹ truyền thống.
Các lan can bậc đá trong khuôn viên đều được thiết kế hình rồng bay đặc trưng thời Lý.
Hai bên Đền chính là nhà tả vu, hữu vu - nơi trưng bày các tài liệu, hiện vật về Thái úy Lý Thường Kiệt và chiến thắng Như Nguyệt lịch sử.
Một góc khuôn viên Đền thờ Lý Thường Kiệt.
Bia đá khắc ghi chiến công của quân và dân Đại Việt trong chiến thắng chống quân Tống.